Searching...
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Làm sổ hộ khẩu

Trọng Tín Law là một trong những công ty tư vấn luật uy tín, chúng tôi có chuyên viên chuyên cung cấp dịch vụ làm sổ hộ khẩu. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ các thông tin về dịch vụ làm sổ hộ khẩu và hy vọng được hợp tác với các bạn trong thời gian sớm nhất.

Sổ hộ khẩu là gì

  • Sổ hộ khẩu hay gọi tắt là hộ khẩu là tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng kí hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ.
  • Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của chính quyền. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp. Khi sinh ra, con được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ.
  • Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học…
  • Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu.
  • Dưới thời kỳ bao cấp, sổ hộ khẩu cực kỳ quan trọng, vì nó gắn liền với sổ gạo. Do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa của những năm thập niên 1980, rất nhiều gia đình đã di cư từ nông thôn ra thành thị làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân, tuy nhiên do sự rắc rối về hộ khẩu mà có nhiều trẻ em đã không được nhập hộ khẩu theo bố mẹ chúng và như vậy chúng cũng không được chính quyền cấp sổ gạo. Từ đó sinh ra ra từ ngữ “những đứa trẻ phải ăn gạo ngoài” để chỉ những đứa trẻ mà không được chính quyền chu cấp lương thực như những đứa trẻ khác do không có hộ khẩu thành thị.
  • Tùy theo từng địa phương trên đất nước Việt Nam lại có những quy định riêng về việc nhập hộ khẩu, đặc biệt là tại các thành phố lơn như Hà Nội và TpHCM. Rất nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và TpHCMC đã không được nhập hộ khẩu tại đây do mẹ chúng chưa có hộ khẩu tại đây. Và khi lớn lên chúng cũng không được đi học gần nhà, mà chúng phải xin học ở một trường ở xa nào đó (dựa vào quen biết của bố mẹ – hoặc bằng cách khác).

Điều kiện để làm sổ hộ khẩu thành phố:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu

1. Trường hợp hộ gia đình, hoặc nhân ngoài địa bàn xã/thị trấn thuộc huyện đến đăng ký nhân khẩu đến đăng ký thường trú trên địa bản sau khi giải quyết đăng ký nhân khẩu thường trú thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 02 bản theo mẫu
  • Bản khai nhân khẩu: 01 bản theo mẫu.
  • Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định ): 01 bản có xác nhận của công an nơi chuyển đi.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trừ trường hợp người đã có sổ hộ khẩu cho nhập khẩu vào hộ)
2. Trường hợp sau khi tách hộ khẩu có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời công dân có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
  • Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại)
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: Sau khi giải quyết xong trả lại.
3. Trường hợp tách sổ hộ khẩu có cùng chỗ ở hợp pháp, đồng thời với việc tách sổ hộ khẩu công dân có nhu cầu thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
  • Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại)
  • Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ: 01 bản chính.

Thủ tục Xin Đổi và cấp lại sổ hộ khẩu

Chuẩn bị hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
  • Điền thông tin vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).
  • Lưu ý: Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).
  • Nộp lại Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới).
  • Nộp các thủ tục trên tại bộ phận làm Hộ khẩu (của Đội CS Quản lý hành chính về TTXH) Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thời gian từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.
  • Cán bộ tại bộ phận đó tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hoặc làm lại.

Thủ tục làm lại sổ hộ khẩu đã mất:

Theo khoản 2 điều 24 Luật cư trú quy định: Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Ngoài ra, mục 5 Phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú cũng quy định như sau:
  • Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
  • Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quân, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới; các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng, từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới thì được đổi lại.
  • Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp.

Thủ tục làm lại sổ hộ khảu bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới).
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
  • Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
  • Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
  • Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
  • Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.

Thủ tục tách sổ hộ khẩu:

1. Điều kiện tách sổ hộ khẩu:

  • Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
  • Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

2. Hồ sơ tách sổ hộ khẩu:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu có ý kiến đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu thuộc trường hợp quy định tại mục 1.

3. Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu:

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục nhập hộ khẩu:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
  • Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định;
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định.
  • Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trong hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn phải cung cấp giấy chuyển hộ khẩu, được quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú 2006.

Chuyển, làm sổ hộ khẩu thành phố

Trích luật cư  trú 2006:
Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu:

Trong hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn phải cung cấp giấy chuyển hộ khẩu, được quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú 2006 như sau:
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
  • Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
  • Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
  • Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
  • Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
  • Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
  • Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét